Bánh răng vi sai là gì hay cụ thể hơn là bộ vi sai hoạt động như thế nào, có tác dụng gì thì sẽ được giải đáp trực tiếp ở nội dung bài viết sau đây. Về cơ bản, bộ vi sai là một bộ phận quan trọng có tác dụng truyền động, kiểm soát tốc độ cho ô tô.
Bánh răng vi sai là một bộ phận nằm chung trong bộ vi sai, được sử dụng để chia momen xoắn động cơ thành 2 đường nhằm làm cho tốc độ lăn của từng bánh riêng biệt. Hầu hết, bộ vi sai đều được trang bị trên mọi dòng ô tô, đặc biệt là những mẫu ô tô 2 cầu toàn thời gian.
Mỗi cầu sẽ có một bộ bánh răng vi sai nằm trong cầu ở 2 bánh trước hoặc sau (hoặc cả 2), giúp cho quá trình vào cua của ô tô được cân bằng hơn.
Bộ vi sai sẽ bao gồm 2 thành phần chính là: Truyền lực cuối và truyền lực vi sai, trong đó:
Truyền lực cuối: Các bánh răng vi sai chủ động sẽ hoạt động vào khớp với bánh răng bị động, làm giảm vòng quay và tăng momen xoắn.
Truyền lực vi sai: Giúp tạo nên tốc độ quay khác nhau của 2 bánh xe khi vào cua.
Ngoài ra, cấu tạo của bộ vi sai còn có vỏ bộ vi sai gắn ở bánh răng bị động, bánh răng vi sai được đặt trên vỏ bộ vi sai và bánh răng bán trục vào khớp với bán trục.
- Trường hợp lái xe đường thẳng: Ở trường hợp này, các bánh xe sẽ lăn với tốc độ bằng nhau (w1=w3=wc, trong đó wc là vận tốc của bánh bị động Z5).
Các bánh răng bị động, bánh răng vi sai, bánh răng bán trục sẽ hoạt động vào khớp với nhau để tạo nên một thể thống nhất để truyền động đến các bánh xe.
- Trường hợp lái xe vào cua: Các bánh xe sẽ bị cản trở bởi sức cản do bề mặt tiếp xúc của bánh và mặt đường khác nhau. Lúc này, bộ vi sai bánh răng bán trục ở trong sẽ quay chậm lại và bánh răng vi sai sẽ quay sao cho bánh răng bán trục ở ngoài nhanh hơn. Nhờ đó giúp cho bánh xe không bị trượt khi đi vào cua.
Như đã nói, nếu xe đi trên đường thẳng thì các bánh xe sẽ lăn đều, còn lúc vào cua thì mỗi bánh xe có tốc độ lăn khác nhau. Bánh xe ở phía ngoài góc cua sẽ lăn nhanh hơn bánh ở trong.
Nếu không có bộ vi sai thì lúc vào cua, 2 bánh xe sẽ bị khóa để giữ tốc độ bánh xe như nhau. Điều này sẽ dẫn đến việc vào cua khó khăn gây trượt bánh, văng xe.
Giúp kiểm soát tốc độ quay của các bánh xe có trang bị cầu xe khi vào đường cua.
Truyền động momen từ động cơ đến các bánh xe.
Các bánh răng vi sai sẽ làm giảm tốc độ xuống khi momen truyền đến các bánh xe.
Bộ vi sai sẽ được trang bị ở 2 bánh trước hoặc 2 bánh sau, thậm chí là cả 4 bánh.
*Phân loại theo kết cấu:
Vi sai bánh răng dạng nón.
Vi sai bánh răng hình trụ.
Vi sai ô tô trục vít.
*Phân loại theo vi sai:
Không có cơ cấu khóa vi sai.
Có cơ cấu khóa vi sai.
Khóa vi sai là một bộ phận truyền động từ hộp số động cơ đến các bánh xe, giúp tạo ra sự cân bằng, ổn định khi vào cua. Cụ thể, khóa vi sai là một hệ thống các bánh răng vi sai ở trục nối 2 bánh xe nhận momen xoắn để phân bố lực đều cho các bánh xe.
Nếu không có khóa vi sai thì lúc vào cua sẽ làm cho các bánh xe bị khóa làm cho bánh xe bị trượt, văng ra khỏi đường.
Có 2 loại khóa vi sai phổ biến, gồm khóa vi sai mở và vi sai khóa:
Vi sai mở: Có giá thành thấp và độ bền cao, tuy nhiên loại vi sai này có điểm hạn chế là momen xoắn không phân bố đều, dễ làm bánh xe bị trượt.
Vi sai khóa: Giúp tăng công suất, lực kéo cho ô tô thường được trang bị cho các mẫu ô tô Off-road, tuy nhiên khá rườm rà khi mở khóa vi sai lúc vào cua.
Ngoài ra, còn có vi sai hạn chế trượt kết hợp phanh giúp bánh xe bám đường tốt hơn, cân bằng tốc độ khi di chuyển.
Xem thêm:
- Đánh giá ưu điểm:
Khóa vi sai giúp cho ô tô di chuyển ổn định, êm hơn. Ngoài ra còn làm tăng độ bám đường khi tránh vật cản, đặc biệt là những dạng địa hình lầy lội.
- Đánh giá nhược điểm:
Là tạo ra nhiều tiếng ồn khi vào cua, đây cũng là một trong các nguyên nhân làm cho lốp xe mau bị mòn. Nếu khóa vi sai ở cầu trước thì bị hạn chế nhiều hơn.
Trên đây là các chia sẻ liên quan đến bánh răng vi sai, bộ vi sai cũng như là cách hoạt động mà các bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về cấu tạo ô tô. Để biết thêm nhiều thông tin hơn nữa thì đừng bỏ qua các bài viết tại trường học lái xe B2 mỗi ngày nhé.